Các bước dạy trẻ:
(1).
Nhận biết thuộc tính: Để lên bàn 2 đồ vật giống hệt nhau, nhưng khác nhau rõ rệt về
thuộc tính (VD: 2 xe tải, một chiếc to, một chiếc nhỏ). Tạo sự tập
trung chú ý và bảo trẻ “Con chỉ vào …… (đồ vật)…… (thuộc tính)” (VD:
“Con hãy chỉ vào chiếc xe tải to”). Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng đồ vật và
khen thưởng việc thực hiện của trẻ .
(2).
Nói tên thuộc tính: Để lên bàn trước mặt trẻ hai đồ vật giống hệt nhau nhưng khác nhau
rõ rệt về thuộc tính (ví dụ: 2 xe tải một chiếc to, một chiếc nhỏ). Tạo
sự tập trung chú ý và chỉ vào một trong hai đồ vật đó. Hỏi trẻ “Đây là
cái gì?”. Hướng dẫn trẻ nói được tên đồ vật và thuộc tính của đồ vật (ví
dụ: “Nó là chiếc xe tải nhỏ”).
Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy
tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc làm theo các cách khác nhau
với sự trợ giúp ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng khi trẻ làm
đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc .
∙
Giáo cụ: Các đồ vật có sự khác nhau về thuộc tính
và các bức tranh miêu tả các đồ vật khác nhau về thuộc tính.
∙
Điều kiện trước
tiên:
(1). Nhận biết các đồ
vật, các bức tranh, người thân, các đồ vật xung quanh và cảm xúc.
(2). Nhận biết được
thuộc tính, nói được tên bức tranh, người thân, các đồ vật xung quanh và có
cảm xúc.
∙ Gợi ý cách dạy:
(1). Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ
chỉ vào đúng bức tranh.
(2). Làm mẫu nói tên thuộc tính và tên đồ
vật.
Chỉ dẫn | Trẻ thực hiện | Ngày | Ngày tiếp | ||
(1) Chỉ vào…… (2) Đây là cái gì? | (1) Chỉ vào đúng thuộc (2) Nói tên đồ vật đi | ||||
(1) | (2) | (3) | |||
1. To/ nhỏ | |||||
2. Ướt/ khô | |||||
3. Nóng/ lạnh | |||||
4. Sạch/ bẩn | |||||
5. Cao/ thấp | |||||
6. Nặng/ nhẹ | |||||
7. Hết/ đầy | |||||
8. Cứng/ mềm | |||||
9. Trẻ/ già | |||||
10. | |||||
11. | |||||
12. |
∙ Gợi ý bổ trợ: Trước hết hãy bỏ phần tên đồ vật đi khi
dạy trẻ nhận biết thuộc tính của đồ vật ấy (ví dụ: “Chỉ vào chiếc to” hơn
là bảo trẻ “Chỉ vào chiếc xe tải to”), dần dần khi trẻ nhận thức được thì
nói tên đồ vật đi kèm với thuộc tính của nó.