Trẻ hay khóc, la hét, đập đồ và không biết kiềm chế cảm xúc

 Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về vấn đề Trẻ tự kỷ, tăng động hay khóc, la hét, đập đồ và không biết kiềm chế cảm xúc như sau:



Vì bệnh tự kỷ hay tăng động khiến bên trong con có
những cảm xúc rất khó chịu. Mỗi hành động của con sẽ luôn có lý do riêng.
Có thể con đang không được thỏa mãn nhu cầu của mình. Ba mẹ không hiểu cảm xúc của
con đang chịu đựng nên con sẽ thể hiện ra bằng những hành vi mà ta không mong
muốn. Vậy thì việc của chúng ta là phải xem xét vấn đề con đang gặp là gì.  



Việc bùng nổ của con như đập
đồ thực tế không phải là một điều xấu mà đơn giản là con đang thể hiện cảm xúc
bên trong của mình. Vì vậy chúng ta tuyệt đối không được mắng trẻ, la trẻ. Xin
đừng dán nhãn cho con bằng những từ như con tôi hư lắm, con lì lắm, nó nghịch, bướng lắm, nó suốt ngày ném đồ, đánh người khác nữa…
vì những lời lẽ như vậy sẽ ảnh hưởng đến hành động của chúng ta và ảnh hưởng cả tới tâm lý của con.
Nếu như chúng ta thực sự yêu thương con thì chúng ta hãy giúp con. 

Đầu
tiên bằng những hành động đúng, những lời nói đúng, việc làm đúng. Mình hãy ôm
đứa trẻ, yêu trẻ và nói những câu thấu hiểu cảm xúc con như: con đang khó chịu
đúng không? Con đang bị đau đúng không? … 



Nếu như con nén hay quăng đồ
thì mình sẽ sẵn sàng làm điều đó cùng con. Đã có rất nhiều phụ huynh áp dụng
chiến lược này và đều đạt được thành công. Khi ta làm hành động giống con, chắc
chắn con sẽ cảm thấy rất bất ngờ. Bởi vì hôm nay mẹ khác quá, mẹ sẵn sàng la
khóc, ném đồ chơi cùng mình và dần dần con sẽ tự cân bằng được cảm xúc của
chính mình.



Đừng quên nói với con những lời
yêu thương, động viên con. Thấy con cảm thấy khó chịu thì mẹ sẽ giúp đỡ với
con. Mẹ sẽ chơi cùng con, mẹ sẽ làm bạn với con. Khen con là cậu bé rất ngoan. Con
thật thông minh, nhanh nhẹn... Sau đó mình có thể cùng con tham gia một hoạt động
khác để hướng con sang một cảm xúc tích cực hơn.



Cho con mình đi bộ hay ra tưới
cây, chăm sóc cây, con vật cũng rất tốt. Để con hòa mình vào thiên nhiên và cảm
xúc của con được cân bằng và trở nên dễ chịu hơn. Một không gian yên bình, thơ
mộng cũng sẽ giúp con cảm thấy đỡ bực bội trong người. Môi trường con đang sống
thực sự ảnh hưởng đến tâm trạng con khá nhiều. Mình phải xem lại rằng ba mẹ đã
cư xử với con đúng cách chưa? Mình đã làm việc, nói chuyện với con đúng cách
chưa? Thậm chí cư xử với những người xung quanh đúng cách chưa? Liệu mình có phải
là một người ba, người mẹ nóng tính không? Mình có thường xuyên hay bạo lực với
con không? Nếu như có thì ngay lập tức chúng ta cần phải thay đổi. Chúng ta như
tấm gương để con học tập theo. Chúng ta không tốt thì sao có thể đỏi hòi con tuyệt
vời được. Vì vậy hãy thay đổi bản thân để có thể là tấm gương sáng cho con.



Thấu hiểu con này, hãy luôn
bình tĩnh trước những cơn bão của con. Một cơn bão dù có mạnh mẽ cỡ nào thì nó
cũng sẽ phải qua đi nên dù đứa trẻ có khóc, có ăn vạ đi chăng nữa thì một lúc
cũng sẽ hết. Nhưng thái độ của chúng ta, cách chúng ta xử lý nó sẽ còn mãi. Con
có thể sẽ ghi nhớ những hành động chúng ra phản ứng lại với hành vi của con. Hãy
bình tĩnh, nhẹ nhàng trước các hành động của con.

Tôi tin bạn sẽ giúp con kiểm soát được cảm xúc cũng như hành động của con. Và bằng sự nỗ lực cùng phương pháp đúng đắn, con sẽ nhanh thoát khỏi chứng tự kỷ, tăng động và trở lên tuyệt vời hơn.

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.