Tác hại của việc cho trẻ xem tivi, điện thoại

 

Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia
về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết
hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về 
Tác hại của việc cho trẻ xem tivi điện thoại và cách khắc phục như sau: 



Chúng ta chắc hẳn đều biết rằng việc xem nhiều TV, điện
thoại là không tốt. Đối với trẻ nhỏ mà đặc biệt hơn là những trẻ tự kỷ thì tác hại lại càng nghiêm trọng:



+ Ảnh hưởng tới thị lực của
trẻ: khô mắt hoặc tật về mắt như con hay chớp mắt, nhìn nghiêng hoặc nhấp nháy
mắt.



+ Ảnh hưởng tới sự phát triển
não bộ của con. Nó làm cho con giảm trí nhớ, giảm sự tập trung và chắc chắn sẽ ảnh
hưởng tới khả năng học tập của con.



+ Khi con của mình ngồi một
chỗ quá lâu làm cho con dễ mệt mỏi và lười vận động.



+  Việc ăn uống của con cũng bị ảnh hưởng như biếng
ăn, con phải lệ thuộc vào TV điện thoại con mới chịu ăn và đó là một thói quen
rất xấu. Nếu vừa ăn vừa xem điện thoại thì dịch vị ở dạ dày sẽ không tiết được
thì sẽ làm cho con ăn mà khó thể tiêu hóa, hấp thụ tốt. Thêm nữa, con mất cảm
giác, không biết ăn ngon, thức ăn mùi vị thức ăn như thế nào và tình trạng
này kéo dài thì sẽ làm cho con của mình ngày càng biếng ăn hơn và con lệ thuộc
vào TV và điện thoại.



+ Xem trong một khoảng thời
gian quá dài thì nó sẽ làm cho con của mình không có sự kết nối với những người
xung quanh dẫn đến giảm sự tương tác, hạn chế khả năng giao tiếp của con. Bởi vì
trên ti vi, điện thoại là tương tác một chiều, chỉ TV, điện thoại nói cho
con nghe, nhưng con lại không có được tương tác lại.



+ Con của mình sẽ nghe bắt
chước theo những âm thanh, ngôn ngữ trên các video. Có thể là nhiều bé sẽ tạo
ra những âm thanh không rõ nghĩa. Con sẽ bắt chước theo những tiếng nước ngoài. Khi con bắt theo những tiếng nước ngoài như vậy con sẽ có xu hướng tiếp
nhận những ngôn ngữ đó nhiều hơn thay vì con sẽ học ngôn ngữ mẹ đẻ. Đó cũng
là một trong những lý do vì sao mà có rất nhiều bé khi xem ti vi điện thoại
nhiều quá thì mẹ nói con không nghe, mẹ dạy tiếng Việt thì con không có nói
theo được, chỉ nói tiếng Anh thôi, cản trở việc học ngôn ngữ của con khá nhiều.



+ Xem trong một khoảng thời
gian quá lâu như thế dễ làm cho con căng thẳng và dẫn đến những cảm
xúc không tốt. Từ đó sẽ sinh ra những hành vi tiêu cực như cáu gắt, khó chịu,
có nhiều bé giận vô cớ hoặc con có những hành vi mạnh tay, bạo lực.



Khi trẻ xem ti vi, điện thoại quá nhiều, vậy ta cần làm gì để trẻ không muốn, lệ thuộc vào những thiết bị điện tử này nữa?



+ Các bà mẹ nên quy định lại
thời gian xem TV điện thoại mỗi ngày. Chúng ta có thể cho con xem 15-20 phút
thôi và khi cho con xem cần phải hẹn đồng hồ. Khi đồng hồ điểm hết giờ là lập
tức con không được xem nữa. Còn nếu như con không chấp nhận điều đó thì chúng
ta phải cương quyết với con vì đây là quy tắc.



+ Chúng ta nên giảm dần xem
TV cho con. Có thể lúc đầu cho con xem 30 phút. Sau đó thì 20 phút, rồi 15 phút,
giảm dần và sau đó chúng ta sẽ cắt luôn. Tại vì thực tế việc xem tivi điện thoại
đối với một đứa bé dưới 6 tuổi nó không hề có một tác dụng gì cả mà nó chỉ
gây hại cho con thôi. Chúng ta nên có những thói quen tốt trong gia đình. Chẳng
hạn như mình sẽ cùng chơi với con nhiều hơn, cùng cho con tham gia
những hoạt động trong gia đình như nấu ăn cùng mẹ, lau dọn dẹp nhà cửa đọc
sách, chơi trốn tìm, chơi ú oà…



+ Ngoài ra các ba mẹ chúng
ta cần làm gương cho con. Chúng ta cũng nên hạn chế việc xem ti vi và điện thoại,
hãy bỏ điện thoại sang một bên. Thay vì thời gian dành cho điện thoại, mình hãy
ngồi lại chơi với con, hãy làm việc với con. Thực tế chúng ta không xem tivi
điện thoại thì chúng ta cũng chẳng bị làm sao nhưng mà con của mình không được
cha mẹ yêu thương gần gũi quan tâm thì con sẽ gặp nhiều vấn đề về tâm lý.



+ Chúng ta cất luôn ti
vi, thậm chí chúng ta có thể mang ti vi đi cho hoặc chúng ta hãy làm
cho ti vi vô hiệu hóa không còn có tác dụng. Ngoài ra, chúng ta có thể không để
Wifi nữa, không để chương trình gì trên cái ti vi, coi như ti vi như
thiết bị không còn chức năng, không còn sự hứng thú gì cho con nữa. Từ đó, con
sẽ thờ ơ, con sẽ không muốn xem TV nữa. Chúng ta có thể cai điện thoại cho con bằng
cách tương tự.



Chắc chắn lúc đầu con sẽ ăn
vạ, con sẽ gào khóc nhưng mình là người lớn, mình phải suy nghĩ đó chỉ là chuyện
nhỏ, sẽ chẳng sao cả. Chúng ta phải cương quyết, cứng rắn với con, chấp nhận việc
con khóc, khó chịu và rồi một lần, hai lần con sẽ ngoan thôi. Hãy kiên nhẫn và
cương quyết trong mọi việc.



 Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.