Con hay cắn mẹ, bấu tóc mẹ thì phải làm gì?

 Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về vấn đề Con hay cắn mẹ, bấu tóc mẹ thì giải pháp là gì? như sau:



Khi trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ hay bị rối loạn cảm
giác, rối loạn đa giác quan. Lúc này, con sẽ luôn có xu hướng tạo ra những
hành vi tự kích thích cảm giác của mình để làm cho con cảm thấy dễ chịu và thoải
mái hơn. Vì vậy việc cắn hay bấu tóc mẹ cũng chỉ với mục đích đó. Chúng ta đừng
lo lắng quá, đừng vội dán nhãn rằng con bướng lắm, con rất nghịch và chẳng
ngoan như những đứa trẻ khác. Bởi vì bản chất của một đứa trẻ rằng con không biết thế nào là
bạo lực hay hung dữ mà con chỉ đang hành động theo bản năng, theo sự khó chịu
trong cơ thể. Trong thế giới của con thay vì con nói con yêu mẹ, hôn mẹ thì con
cắn, bấu tóc mẹ và có thể đó cũng là một cách mà con thể hiện tình yêu thương với
chúng ta. Vì vậy lúc này chúng ta cần phải thực sự bình tĩnh, hãy hiểu rằng con
cũng đang thực sự rất bối rối. Nếu được, mình phải nói lên cảm xúc của mình.
Chúng ta đau thì chúng ta hãy nói với con rằng là mẹ đau quá vì hành động của
con. Thậm chí là chúng ta có thể khóc trước mặt của con được để cho con cảm thấy
được rằng việc con làm thật sự khiến mẹ bị tổn thương, bị đau.



Mình sẽ nói chuyện với con,
dạy con thể hiện yêu thương bằng việc ôm mẹ, hôn mẹ. Đó bắt đầu mình sẽ chuyển
sang một hoạt động khác và chúng ta đừng nhắc đi nhắc lại việc mà con cắn hay
con bấu tóc mẹ nữa. Rồi ngoài ra nếu như mà con bấu hay con cắn chúng ta thì
chúng ta coi giống như một trò chơi, mình cùng làm hài với con, mình sẽ cắn con
một cái hoặc bấu tóc con. Ta và con giống như hai người bạn đang vui đùa với nhau
vậy.



Hãy nói lên cảm xúc của con.
Ví dụ khi mà con cắn, bấu tóc mẹ thì mình sẽ nói rằng Con đang khó chịu ở đâu?
Con đang đau ở đâu? Con khó chịu lắm đúng không? Con ngứa lắm đúng không? Con bực
mình lắm đúng không? …mình hãy mô tả lại cảm xúc của con. Mình sẽ đồng cảm với cảm
xúc của con “Nếu là mẹ thì mẹ cũng sẽ như con”. Sau đó mình sẽ hướng con sang một
hoạt động khác để con quên đi sự khó chịu ngay tại thời điểm đó.



Thực ra sẽ không có một đứa
trẻ nào hư hỏng cả chỉ là các con chưa biết cách để nói chuyện, để thể hiện yêu
thương. Chúng ta cho trẻ sống trong môi trường tràn ngập yêu thương thì chắc chắn
con của mình cũng yêu thương, sẻ chia với mọi người xung quanh.

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.