Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về Cách để trẻ tự kỷ chịu học bài, viết bài, làm toán,... như sau:
Đối với những trẻ mắc chứng tự kỷ, việc học của các con có một chút khó khăn hơn so với những trẻ đồng trang lứa khác. Nếu như bạn muốn con của mình học giỏi, muốn con chăm chỉ, siêng năng học bài thì mình cần phải làm cho con yêu thích việc học trước. Để cho con của mình cảm thấy việc học thú vị thì điều đầu tiên chúng ta phải làm bạn với con. Vậy thế nào để làm bạn với con?
+ Chúng ta phải làm những gì con thích, con muốn trước. Chẳng hạn như con thích vẽ nghệch ngoạc thì chúng ta hãy cùng ngồi xuống vẽ cùng con. Con mình thích chơi lego thì mình sẽ chơi với con. Con thích đạp xe thì cùng đạp xe với nhau thật vui vẻ.
Chúng ta có thể đưa ra cho con một thỏa thuận như bây giờ hai mẹ con mình sẽ cùng chơi với nhau. Năm phút, mười phút con nhé, xong sau đó thì hai mẹ con mình sẽ cùng nhau học bài. Vậy khi mà chúng ta đáp ứng, làm theo những điều con muốn thì chắc chắn con cũng sẽ làm điều mình muốn.
+ Cách thứ hai là chúng ta hãy nói những điều mà con muốn nghe. Khi chúng ta muốn con viết bài này, học bài nhưng con lại cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì lúc này chúng ta cần phải đứng vào vị trí của con để chúng ta hiểu cho con. Mình hãy nói với con rằng: “con cảm thấy mệt lắm đúng không? Con cảm thấy khó chịu lắm đúng không? Con không muốn viết bài đúng không? Đúng rồi đó. Mẹ ngày xưa mẹ cũng vậy. Ngày xưa mẹ lười làm bài lắm. Ngày xưa mẹ làm biếng lắm. Mà mẹ viết chữ còn xấu hơn con nữa kia kìa. Mẹ còn làm toán không giỏi nữa đó” … con sẽ cảm thấy được sự đồng cảm từ phía chúng ta. “Nhưng mà mẹ vẫn cố gắng hoàn thành bài tập,hoàn thành các bài toán. Vậy thì mẹ tin con. Mẹ tin con là con cũng sẽ làm được.” Khi chúng ta đồng cảm với con, ta nói lên những cảm xúc mà con đang có thì chắc chắn con sẽ cảm thấy được an ủi và có động lực hơn.
Chúng ta hãy cùng làm, cùng học, cùng chơi với con. Lúc con học mà có viết ngược, viết sai, viết chưa đẹp, chúng ta hãy chấp nhận sai của con. Sau khi chúng ta tiếp nhận cái sai của con rồi thì chúng ta hãy bắt đầu chỉ cho con cách làm đúng.Tuyệt đối chúng ta không được có la mắng, trách phạt con. Khi con mình làm chưa đúng hoặc khi con làm chưa tốt hay mất tập trung thì chúng ta cần phải đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu.
- Chúng ta hãy đưa ra cho con mình những tấm gương tốt để con có thể học theo. Ví dụ như Con có thấy không? Bạn Miu, bạn Su, bạn Bin, ở lớp con đó, mẹ thấy bạn viết bài rất đẹp, làm toán giỏi và được mọi người yêu thương, được cô giáo quan tâm. Thế con có muốn được cô giáo yêu không? Con có muốn được các bạn yêu thương con giống như mấy bạn đó không? Những tấm gương đó sẽ là động lực để cho con mình muốn đạt được, muốn cố gắng hơn, nỗ lực hơn.
- Rồi chúng ta có thể đọc cho con những cuốn sách, những câu chuyện hoặc xem những video để về những tấm gương học tốt, chăm chỉ và nỗ lực để đem đến cảm giác hứng thú cho con về việc học.
- Chúng ta có thể đưa ra cho con một động lực chẳng hạn như “con có muốn được mẹ mua cho con đồ chơi mới không? Con có muốn cuối tuần mẹ dắt đi công viên không? Vậy thì nếu như mà con muốn tuần này mẹ dắt con đi công viên thì con hãy hoàn thành bài tập ngày hôm nay nhé” …
Ngoài ra chúng ta có thể trao phần thưởng cho con khi mà con viết đẹp, viết đúng, làm toán giỏi. Chúng ta không cần phải đòi hỏi xuất sắc hoàn hảo quá từ con. Chỉ cần con mình hoàn thành một bài tập đơn giản thôi hay viết được một chút xíu thôi cũng được, không sao. Nhưng chúng ta khen ngợi, động viên, khích lệ con. “wow! Con biết đẹp quá! Mẹ còn không viết được như con nữa đấy, con viết quá đẹp luôn, con làm toán quá giỏi luôn, mẹ không biết làm cái này đâu mà bây giờ con lại biết làm. Giỏi quá”. Khen ngợi động viên, trao quà cho con, mẹ sẽ mua cho con đồ chơi, mua ô tô cho con hoặc là mua cho con một món ăn nào con muốn.
Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.